💾 KHÁI NIỆM VỀ HIỆN TƯỢNG MÀI MÒN CỦA CHI TIẾT.

-  Trong quá trình sử dụng, và vận hành máy, một số chi tiết bị mòn do ma sát lẫn nhau, một số  chi tiết bị hỏng vì bề mặt ngoài tác dụng ở nhiệt độ cao, một số bị biến dạng do va chạm. Ngoài ra, có khi do sử dụng và thao  tác không chính xác, việc chăm sóc và bảo dưởng không chu đáo cũng làm cho máy móc mau chóng bị mài mòn và bị hư hỏng. Có trường hợp do chất lượng thíết kế và chế tạo không tốt cũng dẫn đến những hiện tượng trên. Chung quy hiện tượng mài mòn được chia ra làm 2 hiện tượng sau:

⏳ Hiện tượng mòn tự nhiên.

- Hiện tượng mòn hỏng tự nhiên do nhiều nguyên nhân gây nên, như những nguyên nhân cơ bản bao gồm các yếu tố sau:

. Chất lượng gia công chi tiết, như độ nhẵn của bề mặt, lớp biến cứng, nhiệt luyện độ cứng v.v..

. Cơ tính của vật liệu kim loại, như tính chịu mài mòn, độ dai, độ bền v.v..

. Điều kiện bôi trơn, như cách chọn dầu bôi trơn, chế độ bôi trơn v.v…

. Khe hở lắp gép chi tiết

. Độ lớn của phụ tải.



⏳  Hiện tượng mòn hỏng đột biến.

- Hiện tượng mòn hỏng đột biến nguyên nhân là do sữ dụng và thao tác không đúng quy định, việc chăm sóc và bảo dưởng không chu đáo, hoặc chất lượng thiết kế và chế tạo không tốt, những nguyên nhân này điều có thể tránh được.



💾 KHÁI NIỆM VỀ CÁC HÌNH THỨC MÀI MÒN.



 Mài mòn cơ giới.

- Là do các lực  cơ giới tác dụng lên bề mặt ma sát gây nên sự biến dạng, và phá hỏng chi tiết. Mài mòn cơ giới còn được chia làm 3 loại:

          . Mài mòn vì hạt mài (trong ôtô hình thức mài mòn này là chủ yếu, có cường độ mài mòn rất lớn).

          . Mài mòn vì biến dạng dẻo.

          . Mài mòn vì sự phá hủy giòn.

 Mài mòn phần tử cơ giới.

- Sự mài mòn này phát sinh do sự bám dính của các phần tử kim loại ở một số chỗ trên bề mặt ma sát của các chi tiết, sau đó chổ bị bám dính lại bị phá hủy vì bị tác dụng cơ giới

 Mài mòn hóa chất - cơ giới.

- Sự mài mòn này do sự phối hợp giữa tác dụng ăn mòn hóa học với các tác dụng hóa học gây ra. Các chi tiết làm việc trong các môi trường có các chất ăn mòn như: axit, bazơ, không khí, trên bề mặt kim loại sẽ sinh ra một hỗ hợp chất có tính chịu lực kém so với kim loại nguyên chất và rất dễ bi phá hủy. Khi đó dưới tác dụng của lực cơ giới những hợp chất này sẽ dễ dàng bị phá hủy, sau lớp này đến lớp khác tạo nên sự ăn mòn hóa học cơ giới liên tục.

 Trong ôtô, ngoài không khí, nhiên liệu và dầu bôi trơn có thể hình thành môi chất axit ăn mòn rất mạnh, chủ yếu có mấy loại chính là H2S04, HNO3, H2CO3,….. Trong nhiên liệu và dầu bôi trơn còn có lưu hùynh, trong quá trình cháy sẽ tạo nên các sunfua và sunfat kết hợp với nước sẽ tạo thành axit ăn mòn.

 

💾  KHÁI NIỆM VỀ CÁC GIAI ĐỌAN ĂN MÒN.

⏳ Giai đọan ăn mòn ban đầu.

 -Trên bề mặt của các cặp đôi phối hợp dù chế tạo tinh vi đến đâu cũng không hòan tòan chính xác, mặt khác khi lắp vào chúng không thể hòan hảo, trong thời kỳ bắt đầu làm việc phát sinh ra phụ tải cục bộ, làm tăng nhiệt độ, giảm tác dụng của dầu bôi trơn và làm tăng hao mòn vì hạt mài, cho nên cường độ mài mòn này trong giai đọan này rất lớn

- Cường độ mài mòn phụ thuộc vào chất lượng gia công bề mặt tiếp xúc của cặp đôi phối hợp và vật liệu chế tạo, chất lượng dầu bôi trơn, và tình trạng cung cấp dầu bôi trơn đến bề mặt tiếp xúc của cặp đôi phối hợp và chế độ của máy trong giai đọan mài hợp. Quá trình mài hợp làm cho bề mặt ma sát trở nên nhẳn hơn, đồng thời làm tăng tính chất cơ giới của bề mặt ma sát. Do đó đối với xe cơ giới, bắt buột phải qua giai đọan mài hợp vì nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ của động cơ.

 Giai đoạn ăn mòn ổn định

 - Sau mài hợp là giai đọan ăn mòn ổn định. Mức độ hao mòn ở giai đọan này là từ mức độ hao mòn ban đầu  đến giới hạn hao mòn cho phép. Kéo dài thời gian sữ dụng xe, chính là phấn đấu kéo dài giai đọan này,  chủ yếu bằng cách chăm sóc kỹ thuật và quan trọng hơn cả là sữ dụng xe đúng kỹ thuật, đúng quy định.

⏳ Giai đọan mài phá.

 - Đặc điểm của giai đọan này là khi mức độ hao mòn đến sát và nằm ngọài khu vực giới hạn cho phép thì mức độ hao mòn tăng lên rất nhanh, khe hở giữa cặp đôi phối hợp tăng lên, điều kiện bôi trơn kém đi, mặt khác do sự gia tăng phụ tải va chạm, nên mức độ mài mòn không những tăng mà còn dẫn tới vở gãy. Giai đọan này là giai đoạn không thể tiếp tục sữ dụng vì rất nguy hiểm.

 CODE BÀI VIẾT: 858815205769889115