Khái niệm về động cơ nhiều xy lanh

Động cơ bốn kỳ nhiều xy lanh là tập hợp của nhiều động cơ 1 xy lanh. Chu trình làm việc của mỗi xy lanh trong động cơ nhiều xy lanh được thực hiện sau 2 vòng quay trục khuỷu. Các xy lanh (các máy) làm việc kế tiếp nhau trong một chu trình công tác. Sau mỗi chu trình công tác, mỗi máy thực hiện một lần sinh công. Các máy thực hiện sinh công theo một thứ tự nhất định gọi là thứ tự làm việc của động cơ nhiều xy lanh. Hai máy làm việc liên tiếp lệch nhau một góc quay trục khuỷu tương ứng gọi là góc lệch công tác. Góc lệch công tác được tính theo công thức sau:


Trong đó:        t là số kỳ của động cơ

                        i là số xy lanh của động cơ

Hầu hết động cơ đốt trong được dùng làm máy phát động lực nên đòi hỏi phải có công suất và mô-men xoắn cao, ổn định, tốc độ vòng quay cao đồng đều. Để thực hiện yêu cầu đó thì động cơ đốt trong không thoả mãn được. Nhất là đối với động cơ 4 kỳ 1 xy lanh cứ 2 vòng quay của trục khuỷu mới có 1/2 vòng sinh công còn 3/4 vòng quay là tiêu thụ công nên tốcđộ vòng quay, công suất, mô-men xoắn của động cơ không ổn định, mặt khác làm cho động cơ rung động nhiều. Việc bố trí động cơ nhiều xy lanh sẽ khắc phục được hiện tượng này

Động cơ nhiều xy lanh sẽ có khả năng tăng công suất của động cơ một cách dễ dàng mà không bị hạn chế bởi kích thước kết cấu. Muốn mô-men xoắn, công suất , tốc độ của động cơ nhiều xy lanh được ổn định thì phải bố trí sao cho trong 1 vòng quay của trục khuỷu (động cơ 2 kỳ) hoặc trong 2 vòng quay của trục khuỷu (động cơ 4 kỳ) thì tất cả các xy lanh trên động cơ đó đều được sinh công 1 lần và thời điểm bắt đầu sinh công của các xy lanh đó phải không trùng nhau mà phải cách đều nhau trong 1 vòng hoặc 2 vòng quay đó.

Nếu gọi wi là khỏang cách giữa 2 xy lanh nổ liên tiếp nhau tính bằng độ, i là số xy lanh thì điều kiện trên được diển tả qua biểu thức: wi = i x K 360

+ Với K=1 đối với động cơ 2 kỳ, K= 2 đối với động cơ 4 kỳ.

+ Ví dụ: Động cơ 4 xy lanh i=4 thì wi= 180 độ

Động cơ 6 xy lanh wi =120 độ

Động cơ 8 xy lanh wi =90 độ