Hình minh họa
💾 KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH CHI
TIẾT
- Để cho việc xác định các hư hỏng của chi tiết
và nâng cao chất lượng lắp ráp được thuận tiện, các chi tiết sau khi tháo cần
phải được rửa sạch, tùy theo từng loại khác nhau mà ta có phương pháp rửa như
sau:
⏰ Phương pháp làm sạch cặn nước.
- Trong hệ thống làm mát nếu thường xuyên cho
nước cứng vào sẽ làm cho ngăn nước và két nước bị tích tụ cặn nước, hiệu quả
làm mát bị kém, ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của đông cơ. Hiện nay
người ta dùng rộng rãi các loại muối phôt phát để rửa cặn nước như sau: Đầu
tiên tháo van hằng nhiệt ra rồi cho nước làm mát vào trong nước làm mát có
natri phôphát, mỗi lít nước cho 5-10ml dung dịch Natri phôtphát, cứ cách 12 giờ
lại cho 1 lần, sau 1-2 lần như vậy thì phải tháo nước làm mát ra và giội sạch
bằng nước lã.
⏰ Phương pháp làm sạch cặn dầu.
- Cặn dầu chủ yếu là hổn hợp của dầu và bụi
bẩn, có thể rửa bằng xăng, dầu hỏa hoặc dầu mazut. Ưu điểm của các rửa này là
công việc đơn giản, không cần phải đun nóng, không làm xây sướt bề mặt ngoài
của chi tiết, nhưng nó có nhược điểm là không kinh tế, dễ gây hỏa họan.
-
Ngoài ra để tiết kiệm xăng, và dầu
diesel, ngòai các bộ phận phải rửa bằng xăng như bơm cao áp, các bộ phận của hệ
thống nhiên liệu, xilanh piston…. Tất cả các bộ phận khác có thể ngâm vào kiềm
và đun nóng để rửa ( thường dung dịch kiềm là xà phòng, natri silicat, …)
⏰ Phương pháp làm sạch muội than.
- Trong khi động cơ làm việc do dầu bôi trơn bị
sục lên buồng cháy hoặc do nhiên liệu cháy không hết nên ở xupap và đỉnh piston
đều có muội than bám vào, nó ảnh hưởng đến sự tản nhiệt, và làm giảm công suất
động cơ. Cho nên khi tiến hành bảo dưởng kỹ thuật hoặc sửa chữa động cơ phải
làm sạch muội than bằng các phương pháp sau:
. Dùng nạy cạo sạch muột than, rồi rửa
trong dầu hỏa và lấy bàn chải cọ sạch. Sau đó dùng khí nén lau khô hoặc dùng
vải sạch lau khô.
. Sử dụng dung dịch hóa học như: xút
(NaOH), xà phòng, Na2CO3,…. Cho vào nước theo tỉ lệ nhất định rồi đun nóng
80-90oC, trong 1-2 giờ. Phần muội than bám lại rất mềm có thể lấy ra một cách dễ dàng.
.
Có thể dùng chổi kim loại để làm sạch muội than. Phương pháp này đơn
giản, nhưng nhược điểm của nó là có khả năng làm sây sướt bề mặt chi tiết.
.
Ngoài ra có thể dùng phương pháp phun mạt gỗ, hay vỏ hạt cây cứng.
Phương pháp này có thể làm sạch bề mặt kim lọai mà không làm xây sướt bề mặt
chi tiết.
💾 KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHI TIẾT.
Các
chi tiết sau khi rửa sạch dầu thì phải tiến hành kiểm tra, đây là công tác quan
trọng trong quá trình sửa chữa, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá
thành sửa chữa, qua kiểm tra ta có thể xác định được chi tiết nào dùng được,
chi tiết nào cần phải sửa chữa hay thay thế …. Tùy theo các yêu cầu kỹ thuật mà
ta có các phương pháp kiểm tra sau:
👉 Kiểm tra bằng trực giác.
- Cách này chỉ hạn chế trong một số trường hợp
nhất định, nhằm phát hiện các hư hỏng bên ngoài như chi tiết bị nứt, vỡ, biến
dạng, cháy …..Nếu người kiểm tra có nhiều kinh nghiệm có thể xác định một cách
tương dối chính xác tình trạng kỹ thuật của chi tiết lắp ghép hay cụm máy. Vd:
nghe tiếng gõ, xem màu khói…. Để xác định tình trạng kỹ thuật và phát hiện
những hư hỏng nhất định của máy.
👉 Kiểm tra bằng phương pháp đo.
- Các chi tiết bị mòn nhiều làm thay đổi hình dáng hình học, hoặc do biến
dạng làm thay đổi hình dạng. Phải dùng các dụng cụ đo rồi so sánh số liệu đó
với số liệu tiêu chuẩn để xem chi tiết đó có dùng được hay không, có thể sửa
chữa được hay thay thế.
- Một số dụng cụ phổ biến dùng trong sửa chữa
như: Thước cặp, đồng hồ so, pame, cân xiết lực, dụng cụ kiểm tra độ kín……
👉 Kiểm tra bằng phương pháp vật lý.
- Các phương vật lí chủ yếu nhằm phát hiện vết
rỗ khí hay vết nứt bên trong chi tiết mà mắt thường không thể phát hiện được.
Có nhiều cách: như phát hiện vết nứt bằng từ trường, bằng tia X, sóng siêu âm
……
👉 Kiểm tra bằng phương pháp hóa học.
- Phương pháp hóa học chủ yếu dùng vào việc
phát hiện vết nứt, ngoài ra có thể xác định bề dày lớp kim loại được phục hồi.
-
Vd: dùng một dung dịch hóa học ( như dung dịch hóa học axit nitric pha loãng
10%) cho ăn mòn nhẹ bề mặt chi tiết, do sự khác nhau về tính chất ăn mòn, chỗ
vết nứt trên chi tiết sẽ hiện lên.
👉 Kiểm tra bằng phương pháp khác.
- Gõ nghe tiếng kêu: đây là phương pháp đơn
giản đễ phát hiện khuyết tật ẩn dấu, nhưng chỉ có thể phát hiện những khuyết
tật tương đối lớn.
- Thấm dầu và gõ bằng búa: Trước tiên cho ngâm
nhanh chi tiết vào dầu hỏa, hoặc dầu madut, lấy ra lau khô, và cho thấm lên bề
mặt một lớp bột trắng, sau đó dùng búa con để gõ, nếu có vết nứt thì trên lớp
bột trắng sẽ có một vết dầu màu vàng. Cách này cũng chỉ có thể phát hiện những
vếch nứt tương đối lớn.
0 Nhận xét