Khái niệm về động cơ 4 kỳ

-  Động cơ 4 kỳ là động cơ có chu trình công tác được hoàn thành trong 4 hành trình của piston tương ứng với 2 vòng quay của trục khuỷu.

Danh sách-Lớp ND41SC3A-Cơ giới Thủy lợi ̣(Excel)

Động cơ xăng bốn kỳ

Nguyên lý làm việc.

- Kỳ thứ nhất (Kỳ hút): Nửa vòng quay thứ nhất của trục khuỷu. Khi piston (5) chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD khi đó nhờ có hệ thống phân phối khí xupáp nạp (1) mở ra xupáp thải  đóng lại. Khí nạp được hút vào xilanh qua xupáp nạp (1)

- Ký thứ 2 (Kỳ nén và bắt đầu cháy):  Nửa vòng quay thứ 2 của trục khuỷu, Piston chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Khi đó cả 2 xupáp nạp và xả đều đóng kín nên hỗn hợp công tác hoặc không khí bị nén lại. Do bị nén nên nhiệt độ vá áp suất tăng cao.              

- Kỳ thứ 3 (Kỳ cháy và giãn nở) : Nửa vòng quay thứ ba của trục khuỷu .Piston chuyển động từ  ĐCT xuống ĐCD. Thời kỳ đầu của kỳ này quá trình cháy vẫn xẩy ra mãnh liệt, nhiệt độ và áp suất khí trong xi lanh tăng cao đẩy cho piston  chuyển động nhanh xuống ĐCD

- Kỳ thứ 4 (Kỳ xa):Do lực quán tính làm trục khuỷu quay nốt nửa vòng quay thứ 4 khi đó súpap nạp đóng xupáp xả mở. Khi đó piston chuyển động từ ĐCD lên ĐCT đầy nốt khí đã cháy ra ngoài.

Động cơ diesel 4 kỳ

Nguyên lí làm việc

- Kỳ thứ nhất (Kỳ hút): Nửa vòng quay thứ nhất của trục khuỷu. Khi piston (5) chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD khi đó nhờ có hệ thống phân phối khí xupáp nạp (1) mở ra xupáp thải  đóng lại. Khí nạp được hút vào xilanh qua xupáp nạp (1). Khí nạp là không khí sạch. Để xilanh của động cơ được nạp đầy khí nạp , xupáp nạp thường được mở sớm trước khi piston đi lên ĐCT (gọi là góc mở sớm xupáp nạp), để tăng lượng không khí nạp vào trong xi lanh xupáp nạp thường đóng sau khi piston đi xuống ĐCD (gọi là góc đóng muộn xupáp nạp)

                  Cuối kỳ nạp:.

                   Pa = (0,8 – 0,9) KG/cm 2

                   Ta = (320 -370)o K

- Ký thứ 2 (Kỳ nén và bắt đầu cháy):  Nửa vòng quay thứ 2 của trục khuỷu, Piston chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Khi đó cả 2 xupáp nạp và xả đều đóng kín nên hỗn hợp công tác bị nén lại. Do bị nén nên nhiệt độ vá áp suất tăng cao. Trước khi piston lên ĐCT nhiên liệu lỏng được phun vào buồng cháy dưới dạng sương mù qua vòi phun (2). Nhiện liệu phun vào hòa trộn với không khí dưới áp suất cao và nhiệt độ cao hòa khí tự bốc cháy.

                   Tc = ( (800 – 1000)oK

                   Pc = (28 – 40 ) Kg / cm2

- Kỳ thứ 3 (Kỳ cháy và giãn nở) : Nửa vòng quay thứ ba của trục khuỷu .Piston chuyển động từ  ĐCT xuống ĐCD. Thời kỳ đầu của kỳ này quá trình cháy vẫn xẩy ra mãnh liệt, nhiệt độ và áp suất khí trong xi lanh tăng cao đẩy cho piston  chuyển động nhanh xuống ĐCD, vào cuối kỳ giãn nở trước khi piston xuống ĐCD xupáp xả mở ra (góc mở sớm của xupáp xả).

                    Pzc = (2,5 – 5) KG / cm 2

                   Tzc = ( 900 – 1200) o K

- Kỳ thứ 4 (Kỳ xả):Do lực quán tính làm trục khuỷu quay nốt nửa vòng quay thứ 4 khi đó súpap nạp đóng xupáp xả mở. Khi đó piston chuyển động từ ĐCD lên ĐCT đầy nốt khí đã cháy ra ngoài, để thải được sạch xupáp thải thường đóng sau khi piston lên ĐCT (gọi là góc đóng muôn của xupáp thải)

                   Pn = 91,1 – 1,2 )Kg / cm 2

                   Tn = (600 – 800) o K

Như vậy trong 4 kỳ của chu trình công tác của động ơc chỉ có 1 kỳ thứ 3 sinh công còn 3 kỳ tiêu thụ công ,tập hợp các góc ta có đồ thị pha phối khí.


Mã Code bài viết: 85881520 hoặc 858891