Người lao động trong quá trình làm việc cần được đảm bảo an toàn lao động nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình và những người xung quanh. Vậy an toàn lao động là gì?
An toàn lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 2
Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, an toàn lao động được hiểu như
sau:
2. An toàn lao động là
giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy
ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Như vậy an toàn lao động
được hiểu là tình trạng điều kiện lao động mà ở đó không xảy ra nguy hiểm cho
người lao động và những người xung quanh.
An toàn lao động là gì? Mục
đích của an toàn lao động? (Ảnh minh họa)
Mục đích của an
toàn lao động là gì?
- Bảo đảm quyền của người
lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuân thủ đầy đủ các
biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện
pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong
quá trình lao động.
- Tham vấn ý kiến tổ chức
công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ
sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương
trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động
Ngoài ra, căn cứ nội dung
Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, đảm bảo an toàn lao động còn có nhiều ý
nghĩa quan trọng như:
- Tạo điều kiện thuận lợi
để người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động;
- Hỗ trợ phòng ngừa tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hỗ trợ huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Phát triển đối tượng
tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh
hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động;
Nghĩa vụ của doanh nghiệp
khi đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Khoản 2 Điều 7 Luật này
quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ
sinh lao động như sau:
- Xây dựng, tổ chức thực
hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; đóng bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Tổ chức huấn luyện,
hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp; trang bị đầy đủ phương
tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện việc chăm sóc
sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe.
0 Nhận xét