Vlog Hoàng Quân edusort giới thiệu các bạn 2 tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất gỗ nội thất tại một số công ty gỗ nội thất sử dụng cho QC kiểm tra nhé.
Kiểm tra kỹ thuật thực tế
-
Bất
cứ lỗi nào mà ảnh hưởng đến độ chắc chắn, lỗ khoan và các chi tiết chịu lực đều
không cho phép. (Tất cả các lỗ khoan bắt vis và chốt cam tuyệt đối không có mắt)
-
Kích
thước chi tiết theo đúng bảng quy cách kèm theo.
-
Thông
số kĩ thuật theo đúng bảng vẽ kỹ thuật.
-
Tất
cả bề mặt khi qua nhám thùng phải đạt độ láng 240 (không sọc ngang của nhám
thùng).
Kiểm tra chất lượng gỗ
-
Độ
ẩm gỗ cho phép tối thiểu và tối đa từ (8% - 12%)
-
Không
cho phép gỗ có đốm bông và gỗ bị xám đen cạnh.
- Không
cho phép mắt chết và các khuyết tật của mắt (tuyệt đối không được trám trét và
xử lý lỗi bằng bột trám trên bề mặt).
-
Bề
mặt chi tiết sản phẩm được ghép các thanh gỗ có bề rộng 40 -:- 60mm. Các thanh
ghép phải đồng màu nhau, gỗ màu sáng không được ghép với gỗ màu tối.
-
Bề
mặt chất lượng gỗ được diễn giải trong các vùng A+; A; B; sau đây:
+ Vùng
A: Những vùng nhìn thấy khi sản phẩm được lắp ráp.
* Đối với màu tự nhiên: Không chấp nhận mắt
sống bất kì kích thước nào.
* Đối với màu nâu: Chấp nhận 1 mắt có đường
kính Ø<10 mm (mặt bàn, mặt ghế và diềm sau của khung bàn)
+ Vùng
B: Những vùng thường được che dấu trên sản phẩm.
* Cho phép mắt sống có đường kính Ø <20
mm (Mặt bên dưới của ván mặt bàn và mê ghế)
Trên đây là một số tiêu chuẩn quy định mà một số nhà máy kiểm tra thực tế sản phẩm trước khi đưa tới khách hàng. Tuy nhiên một số khách hàng sẽ yêu cầu áp dụng theo tiêu chuẩn cụ thể, các bạn có thể khảo thêm TCVN 5373:2020 ĐỒ GỖ NỘI THẤT 2020
0 Nhận xét